-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn có biết nước mắm cổ truyền được sản xuất như thế nào?

Thursday,
29/10/2020
Đăng bởi: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI COCO FOOD
Nước mắm tuy không phải là thực phẩm chính, nhưng là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của các gia đình người Việt. Ngày nay, Việt Nam với nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu với thế giới, nước mắm cũng được biết đến như là một nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, đã và đang được cộng đồng quốc tế công nhận và nước mắm được sử dụng kèm theo với nhiều món ăn truyền thống, độc đáo của các vùng miền của người Việt đang được phổ biến ngày càng rộng rãi đến người nước ngoài. Vậy, bạn có biết nước mắm được sản xuất theo phương pháp cổ truyền như thế nào?
- Công đoạn 1: Muối cá
Để có sản phẩm nước mắm truyền thống, thường nhà sản xuất sẽ trộn đều Cá và Muối với tỉ lệ 3 cá : 1 muối.
Nước mắm truyền thống thường được sản xuất từ nguyên liệu chính là Cá Cơm hoặc Cá Nục (Có thể thêm các loại cá Trích, Lầm, Cá Linh…nhưng không phổ biến). Đây là các loại cá có kích thước nhỏ, sống tầng nổi, khi vào mùa vụ có số lượng lớn, lúc này giá cá sẽ rẻ, phù hợp cho việc làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm; các loại cá khác ngoài giá trị kinh tế, sản lượng không nhiều và mùi vị cũng không phù hợp cho việc sản xuất nước mắm truyền thống như cha ông ta đã làm từ xưa đến nay.
- Công đoạn 2: Gài nén
Hỗn hợp Cá Muối này được gọi là “Chượp“ sẽ được đổ vào trong thùng gỗ, hồ, bể chứa cement hoặc lu sành. Nước từ dịch máu cá, muối được gọi là nước “Bổi“.
Ban đầu lượng nước bổi sẽ được tách riêng ra khỏi mình khối chượp cho đến khi khô kiệt để chuyển sang các công đoạn gài nén, ém chượp, chăm sóc và lấy thành phẩm sau đó. Nước bổi sẽ được chứa riêng ra, có thể được phơi nắng, khấy đảo hàng ngày cho đến chín, trong cẩn được dùng châm dần vào trong bể chứa chượp cá trong quá trình sản xuất.
Phần chượp cá sau khi kéo kiệt nước bổi sẽ được gài nén bởi lớp vỉ tre, chặn trên là khối đá chẻ hoặc có thể gài nén kỹ bằng các thanh gỗ với các đòn ém đè nén khối chượp… sao cho khi đổ nước bổi vào là thì khối chượp sẽ không bị hút nước sình lên. Khối chượp lúc này sẽ được coi như bộ lọc nước bổi cá sẽ dần trong cẩn và chín khi đủ thời gian đó chính là nước mắm thành phẩm và đạm từ trong cá sẽ được hòa tan vào trong nước bổi theo theo gian ngâm ủ, và náo đảo cho đến khi được lấy thành phẩm.
- Công đoạn 3: Quá trình chăm sóc, náo đảo, kéo rút nước mắm.
Thời gian ngâm ủ, náo đảo nước bổi liên tục 9 tháng cho đến 1 năm hoặc hơn nữa, tùy theo phương thức sản xuất từng vùng miền, tùy theo nhu cầu lấy nước mắm thành phẩm của nhà sản xuất. Nước bổi chín này chính là nước mắm thành phẩm!
Nước mắm càng được ngâm ủ lâu trong khối chượp thì sẽ có độ đạm càng cao, sau khi lấy thành phẩm ban đầu, nước bổi còn lại các đợt trước sẽ được bổ sung để tiếp tục lấy các nước mắm đợt sau cho đến khi hết bổi. Để tiếp tục tận dụng đạm còn trong khối chượp, nhà sản xuất sẽ bổ sung nước trộn muối theo tỉ lệ nhất định thay thế cho nước bổi đã hết để bòn đạm còn trong khối cá chượp. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi bòn hết đạm tối đa trong khối chượp thì ngưng lại. Bã chượp còn lại của quá trình sản xuất sẽ tiếp tục tận dụng trộn làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón cho cây cối.
Người sử dụng có thể chọn loại nước mắm tùy theo nhu cầu của mình và phù hợp với món ăn để đạt được khẩu vị ngon nhất!
COCO FOOD cung cấp nước Nước mắm truyền thống 584 Nha Trang, liên hệ ngay để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất bạn nhé!
HOTLINE: 0968 974 086 - 0964 462 089
Tin tức khác:
- Coco Classic Mooncake: Bánh trung thu tốt cho sức khỏe người tiêu dùng
- Xu hướng Sugar Free cho trung thu 2023: Bánh Trung Thu “Healthy”
- Ra mắt bộ quà tặng Trung Thu 2023 của Coco Food
- COCO FOOD RA MẮT BỘ QUÀ TẶNG TRUNG THU 2021 ĐỘC ĐÁO
- Tết trung thu 2021 còn bao nhiêu ngày?
- Tết trung thu 2021 là ngày nào?